Đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao

28/07/2023 15:51

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao - Ảnh 1.

Ngành y tế đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao. Ảnh internet

Theo đó, tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ Y tế tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao.

Cụ thể, ngành y tế tiếp tục tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh tiến độ triển khai điều trị đồng nhiễm HIV/VGC trên toàn quốc; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị thực hiện xét nghiệm tải lượng virus, điều trị HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao: Cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), trẻ tuổi, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các địa bàn ở vùng núi sâu, vùng xa, biên giới.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 228.497 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, 113.253 người nhiễm HIV đã tử vong.

Xét nghiệm phát hiện mới 6.790 trường hợp, tử vong 681 trường hợp. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV: 72,1% lấy nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, 81,2% là nam giới, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 16 - 39 tuổi, 38% là MSM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 40,8%.

Công tác xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện với hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với có 231 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố.

Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện với 97 phòng xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai tại 33 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Về Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, hiện có 51.049 bệnh nhân đang được điều trị tại 343 cơ sở điều trị; điều trị kháng virus HIV cho 173.455 bệnh nhân HIV/AIDS tại 490 cơ sở điều trị trên 63 tỉnh/thành phố. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại 242 cơ sở (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố.

Mọi ngư­ời đều có thể bị nhiễm HIV nếu không có các biện pháp phòng tránh. Virus HIV lây nhiễm không phân biệt tuổi, giới, điều kiện tự nhiên, xã hội. Tuy nhiên do ảnh hư­ởng của ph­ương thức lây truyền qua đư­ờng tình dục nên lứa tuổi trẻ hay bị mắc hơn.

Tỉ lệ nhiễm bệnh khác nhau tuỳ theo từng khu vực, phụ thuộc nhiều vào phong tục, tập quán, thói quen, tệ nạn xã hội, lối sống…. Các đối tư­ợng có nguy cơ lây nhiễm cao là gái mại dâm, MSM, bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đư­ờng tình dục, ngư­ời nghiện chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều ng­ười, ng­ười đ­ược truyền máu nhiều lần không đư­ợc sàng lọc…

Nhóm MSM đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV tăng rõ rệt; tỉ lệ nhiễm mới HIV cao, tăng lên từng năm; MSM và nhóm chuyển giới (TG) được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm HIV mới được ước tính hàng năm trong thời gian tới.

Kết quả ước tính và dự báo những ca nhiễm mới, dựa trên mô hình dịch AIDS/mô hình dịch tại Châu Á (Asian/AIDS Epidemic Model) cho thấy MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam nhân định rằng MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua. Về xu hướng số trường hợp nhiễm mới HIV vẫn có xu hướng giảm, nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều, hiện số ca nhiễm mới HIV ước tính khoảng 5.700 người.

Thùy Chi

Top