Cho bệnh nhân được mang thuốc Methadone về nhà: Kinh nghiệm từ Mỹ

27/04/2020 10:17

Tại Mỹ, bệnh nhân được mang thuốc Methadone về nhà phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Các đơn vị phát thuốc phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tiến độ điều trị cũng như những rủi ro liên quan.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Việt Nam thí điểm cho người điều trị Methadone được mang thuốc về nhà

Trong năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; triển khai thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày.

Tại Việt Nam, điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế Methadone được triển khai hơn 10 năm với trên 53.000 bệnh nhân đang điều trị tại 63 tỉnh, thành. Việc sử dụng Methadone đã giúp cải thiện sức khoẻ, giảm lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường tình dục, giảm tệ nạn xã hội...  

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉ lệ người nghiện bỏ điều trị Methadone có xu hướng tăng, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân do người bệnh hằng ngày phải đi đến các cơ sở y tế để uống thuốc, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Các báo cáo cho thấy bệnh nhân ở xa cơ sở điều trị Methadone từ 5 km trở lên bỏ trị gấp 3 lần so với bệnh nhân ở gần cơ sở điều trị.

Đơn cử như tại Lào Cai, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã điều trị cho 1.441 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, lũy tích số bệnh nhân được điều trị cho đến nay là 3.280 người. Tuy nhiên, số bệnh nhân bỏ trị nhiều (1839 bệnh nhân) do các nguyên nhân khác nhau.

Hiện Cục Phòng chống HIV/AIDS đã trình Bộ Y tế phương án thí điểm mô hình cho người điều trị Methadone được mang thuốc về nhà uống hàng ngày. Dự kiến mô hình này sẽ được thí điểm ở các tỉnh miền núi từ tháng 7/2020 sau khi được các địa phương đồng thuận. Sẽ có những hướng dẫn cụ thể khi triển khai mô hình này để làm sao bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng mục đích, tạo thuận lợi cho người bệnh. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện mô hình này cách đây khoảng 20 năm.

Tuy nhiên, mang methadone về cũng có nhiều rủi ro. Những người tự điều trị có thể không biết họ đang dùng liều nào. Hơn nữa, những người không may uống nhầm (nhất là trẻ em) có thể tử vong vì nhiễm độc methadone. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tích trữ thuốc để đem bán.

Kinh nghiệm tại Mỹ

Tại Mỹ, Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), các cơ sở cấp phát Methadone (OTP)có thể cung cấp dần dần số lượng thuốc mang về nhà cho những bệnh nhân ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp và bắt đầu đạt được các mục tiêu điều trị, tương xứng với các mốc thời gian trong chương trình.

Điều này mang đến một động lực mạnh mẽ như một phần thưởng khích lê cho bệnh nhân để đạt được các mục tiêu điều trị. Nó cũng giúp các bệnh nhân đạt được mục tiêu phục hồi bằng cách cho phép họ tham gia làm việc, ở trường hoặc các hoạt động khác mà không cần đến OTP hàng ngày.

Khi quyết định liệu bệnh nhân có thể xử lý trách nhiệm của liều methadone hoặc buprenorphin tại nhà hay không, giám đốc y tế của OTP nên xem xét liệu bệnh nhân có thể chứng minh: Không có lạm dụng các chất gần đây; Đi khám thường xuyên; Không có vấn đề nghiêm trọng về hành vi tại phòng khám; Không có hoạt động tội phạm gần đây (ví dụ: bán thuốc); Sự ổn định ở nhà và trong các mối quan hệ xã hội; Có đủ thời gian trong điều trị; Khả năng và ý định lưu trữ thuốc mang về nhà an toàn; Lợi ích phục hồi chức năng từ việc giảm tần suất tham gia phòng khám lớn hơn các rủi ro tiềm ẩn.

Theo quy định, số lượng liều methadone mang về dựa vào thời gian điều trị được xác định đủ điều kiện. Ví dụ mang về một liều/ tuần (ngoài ngày đóng cửa phòng khám hàng tuần hoặc ngày lễ liên bang, khi các phòng khám thường đóng cửa) trong 90 ngày đầu điều trị; Hai liều trong 90 ngày lần thứ hai; Ba liều trong 90 ngày lần thứ ba; Lên đến 6 liều trong 90 tiếp nữa; Lên đến liều 2 tuần sau 1 năm và liều 1 tháng sau 2 năm.

Các OTP phải đánh giá bệnh nhân tuân thủ điều trị bằng thuốc tại nhà và có trách nhiệm cũng như kế hoạch kiểm soát chuyển hướng.

Các OTP mở 7 ngày mỗi tuần hoặc sắp xếp việc dùng thuốc tại một phòng khám khác vào những ngày phòng khám đóng cửa đối với một số bệnh nhân để tránh cung cấp liều dùng tại nhà cho bệnh nhân mới hoặc không ổn định.

Liên hệ với bệnh nhân một cách ngẫu nhiên và yêu cầu họ trả lại hộp đựng tại nhà trong vòng một hoặc hai ngày để xem liệu họ có còn thuốc trong tay hay đã thay đổi thuốc theo bất kỳ cách nào.

Thiết lập một chương trình thử nghiệm thuốc thích hợp với các chính sách để ngăn chặn sự giả mạo mẫu vật và đáp ứng với các xét nghiệm âm tính với methadone.

Yêu cầu bệnh nhân cất thuốc tại nhà trong hộp khóa để ngăn chặn hành vi trộm cắp hoặc vô tình sử dụng của trẻ em hoặc người khác.

Top