Hợp pháp hóa nghề mại dâm: Lợi hay hại?

27/05/2019 18:00

Quốc hội Hà Lan đang chuẩn bị tranh luận về tính hợp pháp của nghề mại dâm ở quốc gia này. Việc ngành công nghiệp này đối mặt với sự phản đối từ cả phe Thiên Chúa giáo cánh hữu và phe nữ quyền cánh tả khiến người lao động tình dục ở Phố Đèn đỏ đang phải chịu áp lực khi cố gắng bảo vệ quyền lao động của họ.

 

 Những người biểu tình năm 2019 trong chiến dịch "Tôi là vô giá" nhắm đến ý định tội phạm hóa nghề mại dâm ở Hà Lan

Phố Đèn đỏ Amsterdam, Hà Lan với những ngõ hẻm đầy cửa sổ với ánh đèn đỏ đậm, nơi phụ nữ thu hút khách hàng qua lại, không chỉ là điểm đến du lịch, nơi đây còn là ví dụ điển hình về một nơi mà lao động tình dục an toàn và hợp pháp hoạt động nhiều thập niên.

Một chiến dịch của giới trẻ ở Hà Lan lên án nghề lao động tình dục đã thu thập được hơn 46.000 chữ ký của công chúng trong vòng 7 năm qua, đã khiến quốc hội Hà Lan phải tổ chức những cuộc thảo luận, tranh luận về vấn đề này.

"Sẽ thế nào nếu đó là em gái của bạn?" Đây chính là một trong những châm ngôn dùng trên mạng xã hội trong chiến dịch này nhằm khuyến khích tội phạm hóa một phần nghề lao động tình dục.

Trên thực tế, nghề lao động tình dục đã được coi là hợp pháp ở Hà Lan kể từ năm 1971. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng luật này đã cũ trong thời đại #MeToo (thời đại chống quấy rối tình dục với phụ nữ), dù Phố Đèn đỏ có tính biểu tượng hay tự do tình dục đến mức nào thì "Nó không thuộc về thời đại này nữa".

Một số ý kiến ít khác thì cho rằng, kiến nghị có thể làm tổn thương các cô gái làm nghề mại dâm khi công việc này bị coi là điều cấm kỵ “tối tăm”. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng ít được chấp nhận và khó kiểm soát hơn.

Một cô gái làm việc ở Phố Đèn đỏ cho hay: "Chúng tôi sẽ phải làm việc ngầm, vì vậy chúng tôi không thể dễ dàng gặp cảnh sát, hay tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Ở mỗi quốc gia, Luật chống mại dâm và cách bảo vệ phụ nữ, giúp họ tiếp cận những phúc lợi như chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm việc làm là khác nhau. Tại các nước nghèo, luật chống mại dâm thường trở thành vũ khí trừng phạt phụ nữ làm nghề mại dâm, vì những cô gái này tự kinh doanh trên cơ thể của họ. Thêm nữa, những đạo luật này không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay ngăn chặn tình trạng buôn người và bạo hành phụ nữ.

Prabha Kotiswaran, Giáo sư Luật và công bằng xã hội tại trường đại học King's College London cho rằng: "Luật chống lao động tình dục luôn luôn áp đặt và gây bất lợi cho quyền của người lao động tình dục. Điều này khiến người lao động tình dục phải hối lộ cảnh sát - hối lộ bằng tình dục hoặc tiền bạc - để thoát khỏi sự trấn áp của luật pháp. Điều này đơn giản nghĩa là họ phải lao động tình dục nhiều hơn để đắp đổi vào khoản tiền họ đã phải trả cho nhà nước".

Christina Parreira, một lao động tình dục ở bang Nevada, Hoa Kỳ thì cho rằng: "Trả tiền để quan hệ tình dục là một hìn thức phong lưu". Parreira đã có bằng tiến sĩ và nghiên cứu về ngành công nghiệp tình dục. Cô là người chống bảo vệ nghề mại dâm hợp pháp. Parreira cho hay: "Tôi đã kiếm đủ tiền để có thể hoàn tất bằng tiến sĩ. Những người bãi bỏ ngành nghề này có thể khiến hàng trăm nghìn người mất việc. Còn nếu nghề mại dâm được coi là hợp pháp thì những người lao động sẽ được bảo vệ ở nhà chứa”.

 Phố Đèn đỏ nổi tiếng ở Amsterdam - một biểu tượng văn hóa của thành phố và là biểu tượng tự do tình dục

Trong khi đó, Julie Binden, một nhà báo và là nhà vận động chống lại nghề mại dâm thì cho rằng, ở quốc gia có nghề mại dâm hợp pháp, nhiều gái mại dâm bị bọn cò mồi và khách hàng chơi giết hại hơn. Nghề lao động tình dục chưa đủ an toàn với phụ nữ, vì vậy không thể được xếp vào nhóm chung với những nghề nghiệp khác được chính phủ quy định và không thể được đề cập như một nghề nghiệp. Cô cho rằng, vấn đề sẽ còn tồn tại cho đến khi người lao động tình dục vẫn bị xem là hàng tiêu dùng. Việc này đã từng xảy ra tại những "siêu nhà chứa" ở Đức.

Theo ý kiến của Bindel, nghề mại dâm xuất phát điểm từ sự bất bình đẳng giới. Đó là lý do vì sao cô thích mô hình mà người lao động tình dục có thể cầm điện thoại lên và gọi cảnh sát, dù người đàn ông đó chưa làm gì sai hay bạo lực - nhưng bởi vì có thể anh ta đang chuẩn bị làm điều đó sai trái.

Tuy nhiên, cô gái mại dâm Parreira cho biết, cô chưa bao giờ trải qua tình huống nào như vậy, hoặc chưa gặp bất cứ người đàn ông nào phá luật ở nhà thổ, ví dụ như từ chối đeo bao cao su.

Trong khoảng từ năm 2003 đến 2008, tình trạng bạo lực với người lao động tình dục ở Đảo Rhode, Mỹ đã giảm 30% sau khi nghề mại dâm được hợp pháp hóa. Những người lao động tình dục có quan hệ an toàn hơn, thậm chí họ có thể kiện nếu bị vi phạm quyền lợi.

Parreira cho rằng, những người muốn chống mại đam nên trò chuyện với nhiều người lao động tình dục hơn nữa. Các thảo luận cần xem xét kỹ vấn đề này, và cần phải xem lại vì sao gọi nghề mại dâm là một trong những nghề nghiệp cổ xưa nhất của thế giới.
Top