Lo lắng vì 'quan hệ' không an toàn với bạn trai

05/04/2017 10:45

Tôi cảm thấy rất lo lắng vì đã quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai, rất sợ bị nhiễm HIV. Vậy tôi phải làm xét nghiệm gì để biết mình không bị bệnh HIV? (N. L.-TP.HCM)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV bị thực bào bởi các tế bào Monocyst và tạo thành một phức hợp kháng nguyên-kháng thể, virus cắm trên trên một tế bào đích, đặc biệt là tế bào lympho T, các đại thực bào, và tế bào thần kinh trung ương, sau đó chui vào trong nhân tế bào và hòa nhập vào nhiễm sắc thể tế bào chủ và ngủ yên trong tế bào lympho. Giai đoạn này gọi là người lành mang mầm bệnh, tuy không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh, hoặc giai đoạn này virus có thể sao chép, sinh sản, tồn tại, xâm nhập tế bào lympho khác, đến lúc gây nên các biểu hiện lâm sàng đó là giai đoạn bị bệnh AIDS.

HIV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, là cách lây phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 70-90% trong tổng số các trường hợp xảy ra, kết quả do  sự giao hợp âm đạo - dương vật, lây từ nam sang nữ và ngược lại, vì trong dịch thể sinh dục lúc giao hợp chứa đựng rất nhiều virus. Càng quan hệ tình dục với nhiều người thì nguy cơ lây nhiễm càng cao, nhất là đối tương nhận dịch thể sinh dục lúc giao hợp, trong đó có quan hệ tình dục đồng tình luyến ái. Người đang có viêm loét đường sinh dục mà giao hợp thì nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao. Qua thống kê của các nhà khoa học, nguy cơ lây nhiễm HIV khi giao hợp với người đã nhiễm HIV một  lần, tỉ lệ lây  là 1-10%.

Về xét nghiệm HIV, ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà các xét nghiệm định bệnh đã đưa đến kết quả chẩn đoán rất đáng tin cậy, nhất là giai đoạn sớm của bệnh, hai thử nghiệm chính là ELISA và Western-Blot được ứng dụng nhiều nhất:

Thử nghiệm ELISA (Enzym-Linked Immunosorbent Assay) là kỹ thuật tìm kháng thể cho kết quả nhanh và ít tốn kém, nếu huyết thanh dương tính nghĩa là có chứa kháng thể thì sẽ hình thành một phức hợp miễn dịch, được phát hiện bằng sự thay đổi màu. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và thông dụng hiện nay. Xét nghiệm tìm kháng thể này cũng có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được, tình trạng này có thể kéo dài trong 3-6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ” còn gọi là âm tính giả. Kết quả xét nghiệm có thể là, nếu dương tính tức là  máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là cơ thể đang nhiễm  HIV; nếu âm tính thì có hai khả năng, hoặc là cơ thể không nhiễm HIV, hoặc có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”; trường hợp này cần xét nghiệm lại sau 3-6 tháng.
Top