Bài toán khó cho chi phí điều trị HIV/AIDS

05/12/2011 16:30

Người nhiễm HIV được dùng thuốc không chỉ điều trị cá nhân mà còn giúp dự phòng cho cộng đồng, nhưng với tình hình hiện tai, Việt Nam đang đứng trước khó khăn khi nguồn tài trợ quốc tế - chi phí điều trị chủ yếu cho bệnh nhân HIV - có xu hướng giảm mạnh.

PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết:

Đã có một số minh chứng để khẳng định đến giai đoạn này có thể thanh toán và loại trừ dần HIV ra khỏi cộng đồng dân cư. Một số nghiên cứu chỉ ra điều trị dự phòng sớm giảm khả năng lây nhiễm đến 96% từ người nhiễm HIV sang những người xung quanh khi không có các phương tiện bảo vệ. Điều trị sớm và tích cực cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể giảm khả năng lây nhiễm xuống còn 1-2% (nếu không, tỉ lệ này là 30-40%). Phát hiện sớm, tải lượng virut xuống mức thấp nhất thì dù người bệnh vẫn sống chung với HIV nhưng không truyền bệnh cho người khác.

Sau khi có những nghiên cứu này, chiến lược của thế giới đã thay đổi “điều trị là dự phòng”, chứ không chỉ còn ý nghĩa điều trị cho cá nhân người bệnh nữa.

PGS. TS Bùi Đức Dương

* Như vậy, nếu rút ngắn được thời gian phát hiện, kịp thời điều trị bệnh sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng?

- Đúng thế, đây chính là vấn đề của Việt Nam. Không có thuốc điều trị, người bệnh chỉ có thể sống thêm 8-12 năm. Khi đã có triệu chứng, bệnh thường ở giai đoạn 3, giai đoạn 4, tức là thời gian từ khi nhiễm virut đến khi phát hiện phổ biến ở mức 6-8 năm. Phải rút ngắn thời gian phát hiện mới giảm được sự lây nhiễm.

Trong thời gian qua, việc phát hiện muộn rất cao, sau đó vì không đủ thuốc nên không quản lý được nguồn lây, số lượng tử vong lớn. Chủ trương tới đây của Cục là cố gắng quản lý tất cả những người chẩn đoán dương tính với HIV. Để làm được việc đó, cách tốt nhất chỉ có thể là chẩn đoán ở những nơi có điều trị, vừa phát hiện xong thì đăng ký điều trị luôn.

* Nhưng ngay cả khi phát hiện, việc điều trị cũng không dễ dàng khi các tổ chức quốc tế trước nay vẫn hỗ trợ kinh phí cho điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam đang giảm nguồn tài trợ?

- Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập bình quân trên đầu người ở mức trung bình thì các nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS chắc chắn sẽ giảm. Một số nhà tài trợ lớn đang chuẩn bị kết thúc chương trình.

Tại Việt Nam, hiện đầu tư mỗi năm từ Nhà nước chiếm chưa đến 10% tiền chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Từ năm 2013, riêng tiền thuốc điều trị cho bệnh nhân ước tính nước ta thiếu hụt đến 500-600 tỉ đồng/năm. Trong khi mức hỗ trợ thực tế của Nhà nước hiện nay chỉ 14-15 tỉ đồng/năm.

* Làm thế nào để “Không còn người nhiễm HIV” không chỉ là khẩu hiệu?

- Chương trình phòng, chống HIV/AIDS sắp trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập. Khi đó, hi vọng kinh phí đầu tư sẽ cao hơn. Trong nước cũng đã có đơn vị sản xuất được thuốc điều trị dự phòng HIV. Chính phủ nên đứng ra hỗ trợ điều trị cho người bệnh qua kênh bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ đầu tư cho nhà sản xuất trong nước để có thể đấu thầu với nguồn lực lớn, kích thích giảm giá thành...

Vấn đề là phải duy trì điều trị cho bệnh nhân. Đã được dùng thuốc, rồi lại đột ngột dừng, bệnh nhân sẽ bị kháng thuốc. Nếu kháng thuốc, bệnh sẽ trở lên trầm trọng, muốn điều trị tiếp lại phải dùng thuốc phác đồ bậc 2 tốn kém hơn rất nhiều. Thuốc theo phác đồ bậc 1 ước tính khoảng 100 USD/người/năm, nhưng kháng thuốc sẽ phải điều trị tốn 4.000-6.000 USD/người/năm.

- Đã có một số minh chứng để khẳng định đến giai đoạn này có thể thanh toán và loại trừ dần HIV ra khỏi cộng đồng dân cư. Một số nghiên cứu chỉ ra điều trị dự phòng sớm giảm khả năng lây nhiễm đến 96% từ người nhiễm HIV sang những người xung quanh khi không có các phương tiện bảo vệ. Điều trị sớm và tích cực cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể giảm khả năng lây nhiễm xuống còn 1-2% (nếu không, tỉ lệ này là 30-40%). Phát hiện sớm, tải lượng virut xuống mức thấp nhất thì dù người bệnh vẫn sống chung với HIV

Top