Dự án VUSTA: Hướng tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030

31/12/2019 08:33

Trong giai đoạn 2021-2023, Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS chú trọng các hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng vào phòng, chống HIV/AIDS, nhằm chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 ở Việt Nam.

Người nguy cơ cao nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV nhờ Dự án Vusta. Ảnh: Thùy Chi

Các đối tượng can thiệp bao gồm: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là đối tượng được ưu tiên cao; người nghiện chích ma túy và bạn chích (PWID), kể cả người nghiện chích ma túy có sử dụng ATS; phụ nữ mại dâm (FSW) và bạn tình; người chuyển giới nữ (TGW); bạn tình của người nhiễm HIV. Bên cạnh đó, hỗ trợ người nhiễm HIV chưa điều trị ARV, bỏ trị, mất dấu hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận với điều trị ARV.

Dự án giai đoạn này sẽ lựa chọn địa bàn dựa trên danh sách các tỉnh có gánh nặng về HIV cao và trung bình của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Đồng thời, đánh giá lại địa bàn của Dự án VUSTA giai đoạn 2018-2020 dựa trên tình hình dịch tễ tại các địa phương. Căn cứ số kinh phí được GF phân bổ, có thể là 15 tỉnh/thành phố hoặc hơn. Các SR có thể xem xét thay đổi tỉnh can thiệp.

Ngoài ra, có thể mở rộng độ bao phủ các dịch vụ cộng đồng tới các tỉnh/thành phố mà dự án y tế quản lý có gánh nặng HIV nhưng việc tìm ca dương tính thấp.

Do tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay gia tăng trong nhóm MSM, nên giai đoạn 2021-2023, Dự án Vusta  ưu tiên cho MSM, giảm chỉ tiêu PWID và FSW. Nội dung can thiệp bao gồm: Triển khai các hoạt động can thiệp bao gồm: Các hoạt động dự phòng tích cực và hiệu quả; các hoạt động tìm ca nhiễm HIV; ưu tiên can thiệp nhóm đối tượng MSM (MSM trẻ, MSM sử dụng ATS, quan hệ tình dục không an toàn…); thực hiện chương trình phân phát bao cao su, chất bôi trơn, tư vấn xét nghiệm HIV; dự phòng trước phơi nhiễm (Pre-exposure prophylaxis); can thiệp thay đổi hành vi; trao quyền cho cộng đồng; tuyên truyền dự phòng lây truyền bệnh qua đường tình dục STIs; can thiệp giảm hại cho MSM sử dụng, tiêm chích ma túy.

Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động về các vấn đề liên quan đến kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực. Các can thiệp liên quan đến đồng nhiễm (TB, Hepatitis B và C). Phụ nữ mại dâm (FSW) và bạn tình

Nội dung can thiệp dự phòng bao gồm: Chương trình bao cao su, chất bôi trơn; tư vấn xét nghiệm HIV; dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); can thiệp thay đổi hành vi (sử dụng BCS, PrEP, xét nghiệm HIV, chống bạo lực…); trao quyền cho cộng đồng: Xây dựng các gói can thiệp : huy động cộng đồng, tham gia của cộng đồng cung cấp dịch vụ…; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone; chống kỳ thị, phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người…

Các hoạt động khác bao gồm: Tăng cường năng lực cho các CBOs mạnh có khả năng trở thành các doanh nghiệp xã hội; thí điểm hợp đồng xã hội cho các CSO, CBO cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; hoạt động trợ giúp pháp lý cho các nhóm chính; các hoạt động vận động chính sách…

Trong năm 2020, Dự án Vusta sẽ  tăng tỷ lệ khách hàng mới trong nhóm đối tượng tiếp cận; tỷ lệ dương tính mới phải phù hợp với tình hình dịch tễ ở địa phương; tăng chất lượng và tỷ lệ xét nghiệm HIV cho các đối tượng tiếp cận của dự án; đẩy mạnh hoạt động chuyển gửi các chương trình methadone, STIs, Lao, VG B, C; tiếp tục duy trì các cuộc họp kỹ thuật của Dự án; nghiên cứu và triển khai các phương pháp truyền thông tích cực, hiệu quả kết hợp sử dụng công nghệ; hướng dẫn các CBO về nội dung, qui trình và yêu cầu của hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV; tăng cường năng lực và kỹ năng cho các CBO về những kiến thức mới: Tiếp cận bạn tình, bạn chích PrEP, PEP, ATS…

Theo báo cáo của Dự án Vusta, trong năm 2019, dự án đã cung cấp các dịch vụ dự phòng HIV, bao gồm truyền thông thay đổi hành vi, phát vật phẩm y tế như bơm kim tiêm, bao cao su, chất bôi trơn, nước cất, chuyển gửi khách hàng đi xét nghiệm HIV, điều trị ARV, Methadone, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nhiều đối tượng nguy cơ cao nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, MSM, người chuyển giới và bạn tình của những người nhiễm HIV.

Về củng cố hệ thống cộng đồng bền vững và tương thích, tính đến 30/11, Dự án Vusta đã tổ chức 4 lớp tập huấn về laytest và oral test, cập nhật kiến thức mới về tư vấn XNBT/BC, PreP, ATS... cho 131 học viên từ các CBO của Dự án. Hỗ trợ 5 mạng lưới: 1. VNMSM: Tập huấn kỹ năng và phương pháp truyền thông qua mạng xã hội cho 23 thànhh viên mạng lưới. 2. VNPUD: Hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và kỹ năng ứng phó với các tính huống cho NSD ma túy cho 27 thành viên. 3. VNSW: Tập huấn về kiến thức ma túy tổng hợp và giảm hại cho ma túy tống hợp cho FSW cho 32 người. 4. VNTG: Tổ chức sự kiện Love healthy –PrEP và PEP tại Hà Nội và TPHCM cho hơn 200 người tham dự. 5. VNP : Tập huấn K=K; Điều trị HIV và tải lượng Virus, PrEP và PEP cho 43 thành viên.

Dự án đã khuyến khích các CBO mạnh trở thành các doanh nghiệm xã hội. Tham gia các nghiên cứu về dịch vụ công trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và hợp đồng xã hội chuyển giao dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội và CBO.

Năm 2019, dự án cũng đã thúc đẩy môi trương thuận lợi về pháp lý và thực thi chính sách pháp luật bao gồm: Các hoạt động vận động chính sách có liên quan đến KP; dự thảo luật chuyển đổi giới tính (hội thảo, khảo sát, lấy ý kiến cộng đồng TG…); sửa đổi Luật Phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi Luật Khám và chữa bệnh; tham gia xây dựng hướng dẫn quốc gia can thiệp dự phòng cho MSM; hợp đồng xã hội trong việc chuyển giao dịch vụ công trong phòng, chống HIV/AIDS cho các CSO và CBO; duy trì đường dây nóng của Dự án: 2.298 cuộc goi (30/11); hỗ trợ pháp lý trực tiếp tại 5 tỉnh: Thái bình, Hà nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM…
Top