“Phê” ma túy có dễ gây tai nạn hơn say rượu?

22/09/2014 16:48

Hiện nay, tại Việt Nam, ngành giao thông đang phối hợp với ngành y tế kiểm tra đồng loạt lái xe và kiên quyết sa thải những tài xế liên quan đến ma túy. Một câu hỏi đặt ra là, phê ma túy và say rượu khi lái xe, cái nào tác hại nhiều hơn?

Khi say ma túy, lái xe sẽ bị ảo giác, họ gặp khó khăn trong việc giữ vững làn đường và không phản ứng kịp thời khi gặp tình huống bất ngờ

Tờ New Yorks Time dẫn một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Psychopharmacology năm 2012, khi kiểm tra nồng độ cồn và nồng độ THC ở Mỹ, hoạt chất của cần sa trong máu lái xe gây tai nạn giao thông, người ta phát hiện 90% bị ảnh hưởng bởi cồn và 30% bị ảnh hưởng bởi cần sa.

Rõ ràng là cần sa ảnh hưởng tiêu cực đến việc lái xe, nó làm tăng khả năng gặp tai nạn lên gấp đôi. Tuy nhiên các thống kê lại chỉ ra rằng ảnh hưởng của rượu đối với lái xe còn tồi tệ hơn.

Theo một phân tích từ dữ liệu của Liên bang Mỹ gần đây, đối với lái xe trẻ (dưới 20 tuổi), khi nồng độ cồn trong máu vượt qua giới hạn 0,08% khả năng gây tai nạn tử vong gấp 20 lần so với những lái xe tỉnh táo.

Đối với những lái xe lớn tuổi (trên 34) có độ cồn trong máu trên 0.08%, nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn cao gấp 9 lần lái xe trẻ say rượu. Đối với người vừa say rượu vừa say ma túy, tỷ lệ tử vong chắc chắn là cao hơn rất nhiều. ​

Tác giả chính của nghiên cứu, Eduardo Romano, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Viện Thái Bình Dương đánh giá tác động của việc say ma túy đến hành vi tài xế khác với say rượu.

Trong khi tài xế say rượu thường phóng nhanh, liều lĩnh lạng lách; lái xe say ma túy thường chạy dưới tốc độ cho phép và sử dụng phanh nhiều hơn người bình thường. Hơn nữa, người say rượu thích lái xe, trong khi người “phê” ma túy thường tìm chỗ nằm nghỉ.

Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng cần sa khi tham gia giao thông an toàn hơn uống rượu. Suy đoán này dựa trên thống kê ở 13 tiểu bang từ năm 1990 đến 2009 tai nạn giao thông tử vong giảm 9%, họ cho rằng con số này là do số người sử dụng cần sa tăng lên và sử dụng rượu giảm đi. Hơn nữa, một số nghiên cứu báo cáo rằng hút 1/3 điếu cần sa ít tác động đến khả năng điều khiển xe của người ngồi sau tay lái.

Tuy nhiên, người hút cần sa thường cần tìm cảm giác “phê” thuốc, hút ít thì không phê. Khi say thuốc, họ sẽ bị ảo giác do tác động của chất THC, họ gặp khó khăn trong việc giữ vững làn đường và không phản ứng kịp thời khi gặp tình huỗng bất ngờ.

Cho dù khi say thuốc người ta thích nằm nghỉ, những người lái xe thuê không thể chủ động khi được phân công lái xe, họ vẫn cầm lái khi say thuốc và rất dê gây tai nạn. Nếu bạn phải thuê lái xe, tốt nhất là không thuê những người liên quan đến ma túy làm tài xế.

Khó để kết luận say và túy và say rượu thứ nào tác hại hơn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào mức độ say nhiều hay say ít.

Top