“Cộng đồng chung tay giúp đỡ người nghiện ma túy”

05/06/2015 11:25

Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày Quốc tế phòng chống ma túy, Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy 26/6/2015 với chủ đề “Cộng đồng chung tay giúp đỡ người nghiện ma tuý”, Trang tin điện tử Tiếng Chuông xin giới thiệu tấm gương một số cơ sở sản xuất có sử dụng người lao động là người sau cai nghiện.

Những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp này đã bằng tâm và trách nhiệm xã hội của mình hưởng ứng sự vận động của chính quyền cơ sở đã và đang tiếp nhận những người sau cai nghiện vào làm việc, tạo cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

Dạy nghề cho người cai nghiện

Nhận người sau cai nghiện vì tình cảm

Cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và chế biến gạch bi do ông Dương Ngọc Quang, 56 tuổi, làm chủ, trụ sở tại khu 4, thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có 7 lao động thường xuyên, trong đó có 2 người sau cai nghiện.

Ông Quang nhận người sau cai vào làm việc chủ yếu vì tình cảm, muốn giúp người lầm lỡ và vì muốn san sẻ trách nhiệm với địa phương.

Khi tiếp nhận những người sau cai nghiện, cơ sở cũng gặp những khó khăn nhất định như sự kỳ thị của xóm làng, cộng thêm việc đa phần người sau cai nghiện có trình độ văn hoá thấp, điều kiện sức khoẻ hạn chế. Tuy nhiên, những rào cản đó được giải quyết qua thời gian bằng sự cố gắng, chịu thương, chịu khó của bản thân người nghiện và việc sắp xếp thời gian hợp lý của chủ cơ sở. Nhờ đó, năng suất lao động tăng theo thời gian.

Ông Quang chia sẻ, khi nhận người sau cai vào làm việc tại cơ sở, lúc đầu, các lao động khác ít nhiều hay để ý đến mọi cử chỉ của người sau cai làm ông rất suy nghĩ.

“Nhưng về lâu dài, tôi tự nhủ với chính mình cần phải thay đổi cách nhìn của mọi người đối với sau cai bởi họ cũng là con người, cũng có nhu cầu được sống, được trao đổi, được lao động sản xuất, được chia sẻ như bao người khác. Từ đó, mọi người từ chỗ kỳ thị, xa lánh đã gần gũi, gắn bó nhau”, ông Quang nói.

Ông Quang cho biết thêm, người nghiện sau cai nghiện khi mới vào làm việc họ còn bỡ ngỡ, chưa tự tin vì mình là kẻ dưới, sức khoẻ chưa ổn định nên ban đầu tần suất lao động không bằng người bình thường khác, thu nhập hàng tháng cũng ít hơn so với người khoẻ mạnh thông thường. Tuy nhiên, qua thời gian, chủ cơ sở sản xuất cũng thấy được những dấu hiệu tích cực từ họ, đó là việc chấp hành nội quy của cơ sở rất tốt, họ làm việc đúng giờ, ý thức tự giác cao trong công việc, không tự ý làm những những việc không được làm theo quy định của cơ sở mà chưa có ý kiến của chủ cơ sở.

Khi mới được nhận vào làm, anh Vàng Hồ Sài được nhận lương theo mức khoán sản phẩm từ 2 triệu đồng/tháng, đến nay lương của anh đã tăng lên 3,7 triệu đồng. Anh Sài cho biết, số tiền này anh có thể trang trải cuộc sống gia đình.

Thời gian tới, cơ sở của ông Quang tiếp tục mở rộng quy mô ngành, nghề kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp.

“Tôi vẫn sẽ tiếp tục tiếp nhận người sau cai nghiện thành công nếu có ý chí phấn đấu làm lại cuộc đời và mong muốn vào làm việc tại doanh nghiệp”, ông Quang khẳng định.

Thời gian tới, cơ sở của ông Quang tiếp tục mở rộng quy mô ngành, nghề kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp.

“Tôi vẫn sẽ tiếp tục tiếp nhận người sau cai nghiện thành công nếu có ý chí phấn đấu làm lại cuộc đời và mong muốn vào làm việc tại doanh nghiệp”, ông Quang khẳng định.

Nhận người sau cai nghiện vì tình làng nghĩa xóm

“Sống trong cùng địa bàn xã, tình làng nghĩa xóm từ trước đến nay vẫn được chúng tôi coi trọng. Giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn hoạn nạn là điều tất yếu. Nhận thấy hoàn cảnh của anh Nguyễn Văn H. đang gặp khó khăn, bản thân là người mới đi cai nghiện về, vợ bỏ, con còn nhỏ, được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, tôi đã nhận H. vào làm việc”.

Đó là chia sẻ của anh Phạm Văn Canh, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng đồ gỗ tại xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Anh Canh kể, ban đầu khi tiếp nhận anh H vào làm việc, cơ sở kinh doanh của anh gặp không ít khó khăn.

Xưởng sản xuất của anh Canh công nhân chủ yếu là người trong gia đình, có thêm 3 lao động khác trong đó có anh H. Khi nhận H vào làm việc, mọi người không đồng quan điểm với anh, đặc biệt là vợ con.

Bên cạnh đó, thời gian trước, anh H là người nhiều năm ăn chơi, nghiện ma tuý nên nhiều người có thái độ kỳ thị với anh. Những người sống gần xưởng sản xuất cũng có nhiều điều rèm pha. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của người sau cai nghiện cũng như uy tín của cơ sở sản xuất.

Nhưng sau một thời gian làm việc, nhận thấy anh H. là người chăm chỉ, có trách nhiệm trong công việc, tinh thần làm việc hăng say, chấp hành tốt nội quy của xưởng sản xuất nên mọi người trở nên hoà đồng ,thân thiện hơn.

Khi mới được nhận vào làm việc, H. chưa biết nhiều về nghề. Qua một thời gian được anh Canh đào tạo, đến nay H. đã tự mình làm được hết các công đoạn để sản xuất ra một sản phẩm.

Nhờ làm việc chăm chỉ hàng tháng anh H. nhận được lương từ 4,5-5 triệu đồng/tháng.

Top