Nghiên cứu về giấc ngủ để tối đa hóa quá trình điều trị nghiện

07/11/2019 11:17

Giấc ngủ lành mạnh là một khía cạnh quan trọng để điều trị thành công rối loạn sử dụng opioid (OUD).

Giấc ngủ lành mạnh rất quan trọng trong điều trị nghiện
Opioid có thể làm gián đoạn giấc ngủ và người nghiện thường than phiền về chất lượng giấc ngủ kém. Các nhà nghiên cứu trong Chương trình IRP của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA) mong muốn hiểu sâu hơn về tác động của giấc ngủ ở người điều trị nghiện bằng các chất đồng vận. Họ cũng quan tâm tìm hiểu việc thay đổi giờ hẹn của phòng khám sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ của người bệnh.

Trong 16 tuần, bệnh nhân OUD được điều trị ngoại trú bằng methadone hoặc buprenorphin được chỉ định đến phòng khám vào sáng sớm (7-9 giờ sáng) hoặc đầu giờ chiều (12-1 giờ chiều) trong bốn tuần .

Bệnh nhân được thăm khám từ 7-11 giờ nhằm duy trì nghiên cứu và được yêu cầu trả lời các câu hỏi về giấc ngủ ban đêm trên smartphone mỗi buổi sáng và được đeo một thiết bị ở cổ tay tương tự như đồng hồ điện tử. Thiết bị này “đo” giấc ngủ bởi các cử động của cơ thể trong đêm. Người nghiện cũng được đánh giá phân tích nước tiểu.

Kết quả các nhà nghiên cứu phát hiện vào những ngày người nghiện sử dụng opioid và cocaine, họ ngủ ít hơn, đi ngủ trễ hơn và thức dậy trễ hơn so với những ngày không sử dụng ma túy. Hơn nữa, người nghiện ngủ ít và thức dậy sớm vào những ngày hẹn tới bệnh viện sớm.

Nghiên cứu này mở rộng những phát hiện từ các nghiên cứu nội trú liên quan đến tác dụng gây gián đoạn giấc ngủ của việc sử dụng opioid bất hợp pháp. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng để tối đa hóa kết quả điều trị, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc nên xem xét ảnh hưởng của các yêu cầu tham gia phòng khám đối với giấc ngủ của bệnh nhân.
Top