Chăm sóc và điều trị bệnh lao ở người cao tuổi

02/10/2019 14:04

Tỉ lệ mắc lao ở người cao tuổi thường cao hơn do có sức đề kháng kém và thường bị kết hợp nhiều bệnh mạn tính. Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

 Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Tỉ lệ lao phổi ở người cao tuổi chiếm khoảng 30%

Bệnh lao là một trong những mối quan tâm hàng đầu của y học nước ta và trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm có thêm khoảng 130 nghìn người bị lao và có 20 đến 30 nghìn người chết vì lao. Tỉ lệ lao phổi ở người cao tuổi khá cao khoảng 25 - 30%. Nghĩa là cứ 100 người thì có 25 - 30 người bị mắc bệnh lao. Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Ở người cao tuổi, bệnh lao có thể xuất hiện theo cơ chế “tái nhiễm khuẩn nội lai”. Bệnh lao trở lại do vi khuẩn lao “nằm ngủ” từ lâu trong cơ thể, nay “thức tỉnh”, hoạt động trở lại và gây bệnh.

Người cao tuổi sức đề kháng giảm, nên các vi trùng lao bị nhiễm từ lúc trẻ sau nhiều chục năm ở trạng thái ngủ nhân một cơ hội thuận lợi hoạt động trở lại gây ra bệnh lao. Người cao tuổi thường bị nhiều bệnh mạn tính. Khi đến các cơ sở y tế, người cao tuổi cũng thường tiếp xúc với các bệnh nhân khác, do đó cũng dễ bị lây nhiễm bệnh lao.

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi thường có diễn biến âm thầm, các triệu chứng thường gặp ở bệnh lao như: Sụt cân, mệt mỏi, sốt về chiều, thường bị che lấp bởi các tình trạng khác của người già. Triệu chứng sốt do bệnh lao thường sốt nhẹ và âm ỉ, ít khi sốt cao, nên người cao tuổi có thể không nhận ra. Cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi về đêm và ho ra máu, thì lại dễ nhầm với dấu hiệu các bệnh khác.

Việc chẩn đoán bệnh lao phổi ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. Chụp Xquang phổi không điển hình do chồng chéo nhiều bệnh phổi mạn tính khác. Vì vậy phát hiện và điều trị sớm bệnh lao ở người cao tuổi là công việc khó...

Do người cao tuổi có thể mắc kèm nhiều bệnh mạn tính kèm theo dễ làm cho bệnh lao phổi nặng thêm và khó điều trị. Người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị tốt sẽ dễ bị mắc thêm bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định thường xuyên. Bởi vì đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi trùng lao phát triển.

Bên cạnh đó, người cao tuổi thường hay đau khớp do đó thường dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu dùng lâu dài loại thuốc có chứa corticoid như: Prednisolon, dexamethason, hydrocortison... sẽ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm lao và nhiễm nấm. Vì vậy, không nên tự ý dùng các loại thuốc corticoid. Khi sử dụng phải thận trọng theo dõi các phản ứng có hại và nhanh chóng báo cho thầy thuốc biết.

Phòng tránh và điều trị bệnh lao cho người cao tuổi

Để phòng chống bệnh lao phổi, người già cần duy trì nhiệt độ môi trường sống hợp lý, ấm áp. Cần để ý khi đi vào những chỗ có nhiệt độ thấp như phòng máy lạnh…

Ngoài ra, khói bụi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi. Người cao tuổi phổi suy yếu, vách phế nang và mao mạch thường bị teo, mô tạo keo cũng lão hóa, chất keo kết dính khói bụi ở lông để bảo vệ phổi cũng ít đi. Vì vậy, việc để khói bụi xâm nhập hệ hô hấp khiến người cao tuổi dễ bị các vi khuẩn độc hại tấn công, trong số đó có vi khuẩn lao.

Người cao tuổi nên lưu ý đến việc chăm sóc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng chống bệnh lao phổi một cách tốt nhất. Lưu ý đến việc chăm sóc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng chống bệnh lao phổi một cách tốt nhất.

Nên lưu ý đến việc chăm sóc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng chống bệnh lao phổi một cách tốt nhất. Sau khi ăn và trước khi đi ngủ cần phải đánh răng để bảo đảm khoang miệng sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ các loại vi khuẩn lao có cơ hội đi xuống khoang miệng.

Tập thể dục là điều rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đặc biệt là phòng tránh bệnh lao. Lựa chọn những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và không mất nhiều sức lực. Thở bụng là một bài tập thể dục hay và có hiệu quả rất tốt để phòng chống bệnh lao ở người cao tuổi, phương pháp thở bụng giúp tăng cường khí lưu thông cho phổi, làm nguy cơ mắc các tác nhân gây hại như vi khuẩn lao phổi, viêm phổi.

Đối với người cao tuổi mắc bệnh lao cần lưu ý: Bệnh lao phổi có tính lây lan cao, vi trùng trong đờm càng nhiều thì tính lây lan càng cao. Do vậy, trong vòng 3 tháng đầu điều trị, người bệnh cần chủ động phòng tránh lây lan cho người thân bằng cách hạn chế tiếp xúc thân mật, nhất là với trẻ em vì trẻ rất dễ bị nhiễm vi trùng lao.

Khi nói chuyện hoặc chăm sóc thì cả người bệnh và người lành nên đeo khẩu trang vì đây là một căn bệnh rất dễ lây lan và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Việc điều trị khỏi bệnh lao phổi hay không phù thuộc rất nhiều vào chính bản thân người bệnh. Do vậy, nếu không may mắc phải bệnh lao phổi, nên đi khám và điều trị kịp thời để tránh khỏi những nguy hiểm do lao phổi gây ra.

Khi bị lao phổi cần tới ngay các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được tư vấn điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp. Trong điều trị, người bệnh cần phải kiên trì uống thuốc trị lao đủ thời gian và kiểm tra Xquang phổi, xét nghiệm đờm, theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều, hoặc thường xuyên quên uống thuốc, uống không đủ thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng bệnh lao kháng thuốc và dễ tái phát lại, khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh lao cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế căng thẳng về tinh thần, tránh thức khuya dậy sớm để giữ gìn sức khỏe.
Top