Phải làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV

12/07/2015 14:46

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút.

 Ảnh minh họa

Nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối  NaCl  0,9% liên tục trong 5 phút.

Nếu phơi nhiễm qua miệng, mũi thì rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl  0,9%; sau đó súc miệng bằng dung dịch NaCl  0,9% nhiều lần.

Qua vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thông tin về khả năng phơi nhiễm HIV trong các cơ sở y tế, ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, theo những công bố mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, ngay cả khi bị kim tiêm nhiễm máu bệnh nhân nhiễm HIV mà chọc vào da người khác, xác suất lây nhiễm HIV mới chỉ là 0,3%.

“Khi dịch sinh học máu của người nhiễm HIV bắn vào mắt và niêm mạc miệng người khác, xác suất lây nhiễm mới là 0,1%. Đó còn chưa kể vi rút HIV chỉ sống được ở ngoài môi trường khoảng vài phút”, ông Cảnh khẳng định.

Do vậy, đối với HIV, hàng năm có hàng trăm, hàng nghìn cán bộ y tế bị phơi nhiễm HIV nhưng tỷ lệ nhiễm HIV rất thấp.

Theo ông Cảnh, phơi nhiễm HIV chỉ xảy ra trong 3 tình huống. Thứ nhất, kim, vật nhọn xuyên vừa tiếp xúc với máu và dịch của người nhiễm HIV chích qua da, niêm mạc người khác.

Thứ hai, vết thương hở trên da và niêm mạc người lành tiếp xúc với máu, dịch của người nhiễm HIV.

Thứ ba, máu, dịch người nhi nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi họng người lành.

Top