Những bước tiến mới trong nghiên cứu, điều trị HIV năm 2018

01/01/2019 14:19

Năm 2018 đánh dấu sự xuất hiện của nhiều tiến bộ vượt bậc trong y học, mở ra cơ hội mới để chữa lành căn bệnh thế HIV/AIDS tưởng chừng như vô phương trước đây.

 Ảnh minh họa

Y học luôn là lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng đối với nhân loại. Ngoài việc cứu giúp con người thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo, thì nhờ y học ngày càng phát triển mà tuổi thọ con người cũng tăng lên và chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. 

Có thể nói, những bước tiến trong y học rất đáng để lưu tâm, nhiều nhà khoa học đã tìm ra các phương pháp mới, mở ra hy vọng trong điều trị căn bệnh thế kỷ HIV. Cùng điểm lại một số thành tựu nổi bật mà giới y học thế giới đã đạt được trong năm 2018.

Tìm ra loại thuốc kháng có khả năng phá hủy hoàn toàn virus HIV

Hiện tại, các loại thuốc điều trị không có khả năng loại bỏ virus HIV khỏi cơ thể người, tuy nhiên ngày 21/12, tạp chí y học Cell Metabolism đã công bố những phát hiện trong đó khẳng định rằng các nhà khoa học đã tìm ra cách để loại bỏ các tế bào nhiễm virus.

Trong thông cáo báo chí đăng tải trên EurekaAlert, một phát ngôn viên của Institut Pasteur cho biết: “Phương pháp điều trị bằng thuốc hiện nay được thiết kế để ngăn chặn việc phát triển virus HIV nhưng không thể loại bỏ nó ra khỏi cơ thể”.

Virus HIV có xu hướng nhắm vào những tế bào có hoạt động trao đổi chất cao và “đánh cắp” năng lượng để phát triển.

Thông cáo khẳng định: “Nhờ các chất ức chế hoạt động trao đổi chất, các nhà nghiên cứu đã tìm cách phá huỷ các tế bào bị nhiễm, hay còn gọi là “bể chứa””.

Như vậy, nghiên cứu đã mở ra khả năng tìm ra cách thức làm thuyên giảm bệnh bằng cách loại bỏ các tế bào "bể chứa" này.

Bước tiếp theo của nghiên cứu sẽ là đánh giá tiềm năng của các chất ức chế trên các sinh vật sống.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Institut Pasteur, AmfAR (Quỹ Nghiên cứu AIDS của Mỹ) và Sidaction.

Thuốc mới giết chết 99% virus trong lần thử nghiệm đầu tiên ở người

Zion Medical đã phát triển loại thuốc Gammora phối hợp với Đại học Hebrew ở Jerusalem và Công nghệ sinh học Sirion ở Đức.

Thuốc được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm HIV trong cơ thể người mà không gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân ngẫu nhiên 9 bệnh nhân tham gia từ Bệnh viện Tưởng niệm Ronald Bata ở Uganda để nhận liều Gammora khác nhau từ bốn đến năm tuần vào tháng Bảy và tháng Tám năm nay.

Trong khi loại thuốc mới HIV vẫn đang trong giai đoạn khám phá đầu tiên, kết quả đã mang lại hy vọng rằng việc chữa trị cho loại vi-rút đáng sợ này là có thể.

“Hầu hết bệnh nhân cho thấy giảm đáng kể tải lượng virus lên đến 90% so với đường cơ sở trong bốn tuần đầu tiên”, tiến sĩ Esmira Naftalim, người đứng đầu phát triển của Zion Medical cho biết.

Vào cuối cuộc thử nghiệm, người ta phát hiện ra loại thuốc Gammora, được tạo ra bởi Zion Medical, một công ty công nghệ sinh học của Israel có khả năng xóa sạch 99% tế bào nhiễm HIV trong cơ thể người.

Sáng chế thiết bị phát hiện sớm HIV sau 1 tuần phơi nhiễm

Được biết sáng chế này của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha CISC đã được cấp bằng sáng chế, đây cũng là phương pháp xét nghiệm tiến tiến nhất cho kết quả nhanh nhất và chi phí thấp so với 2 phương pháp trước đây là RNA và sàng lọc kháng thể.

Theo các nhà khoa học CISC thì thiết bị cảm biến này có thể phát hiện kháng nguyên p24, một protein gắn với HIV ở nồng độ thấp hơn 100.000 so với các thiết bị khác giúp người bệnh xác định tình trạng của mình sau một tuần nhiễm bệnh.

Đặc biệt, tính ưu việt lớn nhất của thiết bị công nghệ mới này là nó có thể cho kết quả nhanh chóng chỉ trong thời gian 4 giờ 45 phút và bệnh nhân có thể xét nghiệm 2 lần một ngày nhằm khẳng định chẩn đoán.

Được cấu thành từ cấu trúc vi cơ khí silicon và hạt nano vàng nên con chip này chỉ nhỏ như chiếc bánh gạo. Đồng thời nguyên liệu để làm ra thiết bị công nghệ này là nguyên liệu giá rẻ nên nó được hy vọng sẽ có thể sử dụng rộng rãi như một phương pháp xét nghiệm tối ưu áp dụng tại các nước đang phát triển.

Giới thiệu thuốc kháng virus HIV không cần dùng bao cao su

Được biết, loại thuốc kháng virus (ARV) này đang được triển khai thí điểm tại Việt Nam trong chuỗi dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV (PrEP) do Quỹ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống Mỹ (PEPFAR) hỗ trợ thông qua dự án Healthy Markets của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Tiến sĩ Kimberly Green, Giám đốc Healthy Markets mong muốn việc lồng ghép PrEP vào các chương trình dự phòng phơi nhiễm sẽ giúp giảm mạnh số lượng ca mắc nhiễm HIV mới ở các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Đây là thuốc kháng virus (ARV) chứa tenofovir. Khi một người phơi nhiễm với HIV qua quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy, biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV qua đường uống này có thể bảo vệ họ khỏi bị nhiễm HIV. Nếu được dùng đều đặn và thường xuyên, PrEP đã được chứng minh là sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao tới 92%.

Có thể sắp chạm đến ngưỡng chữa khỏi hoàn toàn HIV

Dù ca nhiễm bệnh đầu tiên đã được phát hiện cách đây gần 100 năm, HIV vẫn là loại virus gây ám ảnh con người nhiều nhất cho đến hiện tại. Cho dù các biện pháp chữa trị ngày nay có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và có một cuộc sống bình thường, nhưng về cơ bản thì không thể chữa trị triệt để và họ vẫn mang virus suốt đời.

Các loại thuốc kháng retrovirus hiện được dùng chỉ có tác dụng ngăn chặn sự lây lan HIV, nhưng không loại bỏ virus khỏi cơ thể. HIV vẫn sẽ dai dẳng bám vào các tế bào miễn dịch lympho T CD4, và chúng luôn chờ cơ hội để "cướp sạch" năng lượng của tế bào cho việc sản sinh ra thật nhiều bản sao virus.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Viện Pasteur, Paris cho biết họ đã tìm ra cách tiêu diệt thẳng những tế bào nhiễm HIV, từ đó triệt tiêu khả năng tái phát trở lại của virus.

Dù mới đạt thành công với tế bào trong phòng thí nghiệm, nhưng kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta tiến đến gần hơn khả năng giải quyết hoàn toàn căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Top