Không cần giấy tờ tùy thân khi khám chữa bệnh BHYT

07/10/2019 12:34

Từ năm 2020, người nhiễm HIV, hay người dân đi khám, chữa bệnh bằng BHYT sẽ không cần giấy tờ tùy than, như chứng minh nhân dân hay các giấy tờ tùy thân khác.

 Bảo hiểm y tế giúp cho người nhiễm HIV được điều trị ARV bền vững. Ảnh: Thùy Chi

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ, khi khám, chữa bệnh BHYT bắt buộc người dân phải xuất trình thẻ BHYT, có thể là thẻ có ảnh hoặc không có ảnh.

Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu… hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã, giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Có thể thấy, thủ tục khám chữa bệnh BHYT hiện nay khá phức tạp. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ phải đem theo những loại giấy tờ khác nhau. Nếu thiếu hoặc bổ sung chậm rất dễ gặp khó khăn, rắc rối trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Chính vì vậy,  

Dự kiến từ năm 2020, thẻ BHYT giấy sẽ được thay bằng thẻ BHYT điện tử. Thẻ được gắn chip để lưu giữ thông tin, nhận diện người bệnh bằng khuôn mặt. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý khác của Nghị định 146 nhằm hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể tại khoản 5 Điều 42, chậm nhất đến ngày 1/1/2020, người tham gia BHYT sẽ được phát thẻ BHYT điện tử.

Những người đã có thẻ giấy được cơ quan Bảo hiểm Xã hội chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu phải lập bổ sung hồ sơ.

Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thẻ BHYT điện tử được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM và được gắn chíp ứng dụng công nghệ do Việt Nam làm chủ.

Các nội dung cơ bản trên thẻ bao gồm: Mã số, họ và tên, ngày tháng năm cấp thẻ. Còn những nội dung khác như giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh... sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ.

Điều đặc biệt, loại thẻ này cho phép xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt…) một cách nhanh chóng, chính xác.

Do đó, khi đi khám chữa bệnh, người dân cũng không cần mang theo các giấy tờ tùy thân cũng như rút ngắn được thời gian kiểm tra, giám định, thanh toán các chi phí theo phương thức thủ công như hiện nay.

Hơn thế nữa, thẻ có tính năng tích hợp, liên kết, lưu trữ thông tin, nhờ vậy mà thuận lợi hơn cho quá trình theo dõi và điều trị của người bệnh khi toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu lại trên thẻ.

Ngoài ra, cơ quan Bảo hiểm Xã hội cũng sẽ cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT như đổi thẻ, điều chỉnh thông tin trên thẻ, thu hồi thẻ, rút ngắn thời gian làm thủ tục giám định, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh, ngăn chặn tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ bảo hiểm.

Hiện, cả nước có 84,5 triệu người có thẻ BHYT, tỷ lệ bao phủ 89%. Mục tiêu năm 2025 trên 95% dân số có BHYT.

Với người nhiễm HIV, nguy cơ ốm đau nhiều hơn người khác và điều trị bằng thuốc ARV là liên tục và suốt đời. Ước tính một người nhiễm HIV khi điều trị bằng thuốc ARV thì quỹ BHYT phải chi trả khoảng 6 - 13 triệu đồng/người/năm cho tiền thuốc ARV và các chi phí xét nghiệm, thuốc nhiễm trùng cơ hội… Vì vậy, sử dụng BHYT là rất cần thiết với người nhiễm HIV/AIDS. Nếu không tham gia BHYT, người nhiễm HIV rất khó có đủ khả năng chi trả.
Top